Từ Hà Nội đi chừng 50km đến thị xã Sơn Tây, xuôi theo đường về hồ Suối Hai thêm 16km nữa, nhìn phía bên tay trái thấy mờ ảo trong mây là màu xám trắng của ba đỉnh núi, cùng với không khí trong lành mát mẻ, thoảng mùi hương của núi rừng, chúng tôi biết rằng mình bắt đầu đi vào đại ngàn.
Dù ai cũng nôn nóng vào rừng nhưng lại cố đi thật chậm trên con đường vào Vườn Quốc gia, bởi vì phong cảnh hai bên đường rất thơ mộng. Một bên có nhiều cây cổ thủ cao vun vút, rêu phủ mượt dưới gốc cây, một bên thoáng đãng nhìn thấy cả bầu trời xanh biếc, từng gợn mây trắng tinh lửng lờ vờn quanh đỉnh núi xa xa. Trên các đỉnh núi, bằng lăng nở rộ, sắc tím đậm rực rỡ nhìn như những áng mây tím nổi bật trong sương. Từ cổng vào Vườn Quốc gia có hai nhánh rẽ, nếu du khách muốn thưởng ngoạn kỳ hoa dị thảo và chim muôn lạ thì rẽ vào khu rừng trúc. Còn nếu muốn lên đỉnh núi thì đi sâu vào trong , theo một con đường dốc hơi nghiêng và khá khúc khuỷu. Đường này càng đi lên cao, đưa du khách vào một không gian kỳ ảo của mây, gió, tiếng chim hót trong rừng cây...
Khu rừng trúc và xương rồng ngay ở đầu là khu rừng đặc hữu với hàng trăm loài hoa cỏ chim muông, động vật quý hiếm kỳ lạ. Độc đáo nhất là các loài bướm như bướm rồng đuôi trắng, bướm phượng Helen, bướm đuôi kiếm… đi thêm 3km nữa là đến rừng thông nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và ăn trưa. Qua một cung đường tuyệt đẹp có dốc cao và vài khúc khủy tay, du khách có thể rẽ vào khu rừng mang tên Hoa lan nhìn còn nguyên sơ. Nơi đây có phế tích gồm nhà thờ, biệt thự nghỉ mát, cô nhị viện, cả nhà tù, dinh thự hành chính…mà người Pháp đã xây dựng từ gần trăm năm trước. Nơi đây, bây giờ rêu phong xanh biếc trên những bức tường đổ, mang vẻ đẹp hoang tàn giữa rừng cây cổ thụ.
Từ cổng đi thêm 14km lên độ cao gần 1.000m so với mực nước biển là đến sát chân dãy Ba Vì. Khu vực chân núi này cũng mát rượi nhờ hàng trăm bóng cây cổ thụ. Cao nhất là đỉnh Vua, phải lên 779 bậc đá mới tới đỉnh – nơi có đền thờ Bác Hồ. Cao thứ nhì là đỉnh Tản viên với 225 bậc. Trên đỉnh này có đền thượng, tương truyền là nơi hóa của đức thánh Tản Sơn Tinh. Còn đỉnh Ngọc Hoa thấp hơn thì gắn liền với những huyền thoại thần tiên và Công chú Ngọc Hoa – con vua Hùng Vương đời thứ 18. Leo ba đỉnh núi khá vất vả, nhưng khi chạm chân tới đỉnh, khi người và mây lẫn vào nhau, nghe mùi hương cây lá rừng thoảng trong gió, ai nấy đều cảm thấy tâm hồn trở nên nhẹ nhõm kỳ lạ.
Chiều ở rừng xuống nhanh, mới gần 5h mà trời đã buông màn sương tím mờ, cây cối như được nhìn qua tấm voan mỏng manh mang vẻ đẹp vừa sương khói vừa hoang dã. Sau cơm lam, gà đồi thưởng thức tại chổ, mỗi người đều mua một ít mật ong rừng, phấn hoa, mãng rừng hoặc bánh bò sữa nguyên chất như chút quà của núi rừng mang về thành phố.
Từ trung tâm Hà Nội đi theo hướng Tây khoảng 65km, nhìn về phía tay trái trong làn mây trắng mỏng thấy 3 đỉnh núi- Ba Vì mờ ảo xuất hiện, và cũng là bắt đầu bước vào không gian lung linh huyền ảo của Vuờn quốc gia Ba Vì.
Đường vào khu Vườn quốc gia Ba Vì thật thơ mộng, một bên là những cây cổ thụ rêu phủ cổ kính, một bên là không gian thoáng đãng với bầu trời xanh biếc và những làn mây vần vũ quanh đỉnh núi xám xa xa.
Cảm nhận của chúng tôi khi vào Vuờn quốc gia Ba Vì là núi cao, dốc dựng cheo leo và màu xanh phủ đầy tầm mắt. Con đường ngoằn ngoèo, quanh co, uốn lượn dẫn lối đi giữa hai bên là rừng cây bạt ngàn kéo dài như vô tận.
Buổi sáng mùa hè, không khí trong lành mát dịu, tạo cảm giác khoan khoái cho mỗi ai đặt chân đến đây. Theo lối mòn từ cổng đi vào là rừng thông vi vút và rừng tùng rộng lớn. Đứng nhìn sương sa xuống hồ nước mờ ảo, mỗi người có một cảm giác riêng.
Những ngày trời quang mây tạnh, nắng đẹp, khi mặt trời chênh chếch chiếu từ hướng Tây, đứng trên đỉnh núi Ba Vì có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh Thủ đô Hà Nội yêu dấu, mà nổi bật là những khối nhà chung cư hiện đại, những cao ốc ở trung tâm thành phố.
Màn đêm buông xuống, Vườn Quốc gia Ba Vì như chuyển mùa rõ rệt, toàn một màu đen bao phủ. Thay vào tiếng chim hót líu lo của mỗi sớm bình minh là tiếng côn trùng kêu rả rích trong đêm, bất chợt là tiếng vượn hú và tiếng động của những loài thú đi ăn đêm đầy chất hoang dã.
Ông Đỗ Hữu Thế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Ba Vì, cho biết, Ba Vì được ví như là “lá phổi xanh của Thủ đô”. Nơi đây có hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 812 loài bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi. Trong số đó có một số loài lần đầu tiên được mô tả tại khu vực này, ví như: cây Mỡ Ba Vì, cây Cau Ba Vì, cây Lưỡi vàng nàng cò Ba Vì và 2 loài đặc hữu là Bời Lời Ba Vì, Cà Lồ Ba Vì và nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Vù hương, Dẻ tùng sọc trắng, Lan kim tuyến. Bên cạnh đó, ở Vườn Quốc gia Ba Vì đã thống kê được 503 loài cây thuốc và 45 loài động vật quý.
Hướng Đông đỉnh Vua, cao 1.269 mét (so với mực nước biển), phải leo lên gần 800 bậc đá là tới đỉnh, trên đó có lập đền thờ Bác Hồ. Đối diện về phía Tây là đỉnh Tản Viên, cao 1.226 mét, leo lên 225 bậc, nơi có đền Thượng, tương truyền là nơi hóa của Đức thánh Tản - Sơn Tinh, một trong “Tứ bất tử” trong tâm linh của người Việt. Tiếp đó là đỉnh Ngọc Hoa (tương truyền là con gái Vua Hùng thứ 18), cao 1.120 mét. Do ên khí hậu Ba Vì thay đổi theo độ cao. Trên 500 mét luôn có sương mù bao phủ đỉnh nđây là vùng địa hình đồi núi núi. Dù khó khăn, vất vả, nhưng khi chạm chân tới đỉnh núi, khi người và mây hòa lẫn vào nhau, khi cảm giác như đang rất gần với thần linh, lắng tâm với những huyền tích khác nhau, trong cái huyền ảo của trời đất, rừng núi... mỗi người bỗng cảm thấy tâm hồn được thanh thoát kỳ lạ...
Xuống núi, ở độ cao khoảng 800 mét (so với mực nước biển), rẽ phải, vượt lên một đoạn dốc cao và khúc khuỷu “cua tay áo” là khu phế tích gồm nhà thờ, những khu biệt thự nghỉ mát, cô nhi viện và cả nhà tù của thực dân Pháp để lại cách đây gần trăm năm với rêu phong cổ kính, mang vẻ đẹp hoang sơ nơi đại ngàn.
Xuống độ cao 600 mét, là khu di tích kháng chiến chống Pháp, nơi ghi dấu trận đánh lịch sử của Trung đoàn Ba Vì ngày 31/12/1951, cắt đứt phòng tuyến sông Đà của Pháp, tạo cho quân ta đánh thắng chiến dịch Hòa Bình năm 1952.
No comments